TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CẤU HÌNH MÁY CHO FX ARTIST.

Đây là câu hỏi mà Anh Bán Sim thường nhận được từ các bạn trẻ FX-er nên anh xin viết vài dòng chia sẻ ý kiến riêng của mình giúp các bạn sẽ lựa chọn được những vũ khí mạnh mẽ để bước vào thế giới kỹ xảo điện ảnh đầy thử thách nhé.
 
– Là bước đầu đến với “thế giới kỹ xảo điện ảnh” của mọi FX Artist, thì điều chắc chắn chưa phải là kiến thức về FX là gì và có gì, mà chính là công cụ để tạo nên các tác phẩm của mình. Cụ thể ở đây chính là những chiếc Workstation sẽ cùng ta chinh chiến qua mọi deadlines và mang lại chiến lợi phẩm cho mình. Vậy câu hỏi được đặt ra là một chiếc Workstation có cấu hình như thế nào sẽ gọi là phù hợp theo nhu cầu của bản thân, mời mọi người cùng sơ lược qua nhé.
 
– Đầu tiên sẽ là CPU, CPU của chúng ta sẽ có 2 chỉ số mà ta phải quan tâm nhất tuỳ vào hướng đi của mọi người.
Nếu mọi người chuyên về làm Model, vẽ texture, lookdev, lighting, … thì chỉ số quan tâm nhất sẽ là core-clock ( tốc độ vi xử lý/ xung nhịp ), ngược lại nếu bạn làm những việc nặng hơn như Simulation, Render thì sẽ cần một con CPU có core-threads ( số nhân/ luồng) nhiều hơn. Đặc biệt, nếu bạn không quan tâm về giá thành thì chọn một con CPU có cả core-clock vẫn threads cao để tối ưu tốt nhất cho máy cũng như khả năng ép xung nha. Ở đây mình khuyến khích mọi người nên sử dụng các CPU Intel Xeon hoặc AMD Threadripper có 16 cores – 32 threads
Đối với RAM, với việc phải chạy máy liên tục, bạn nên sử dụng RAM ECC để đảm bảo được tính ổn định cũng như an toàn cho dàn máy của bạn, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra và sẽ tốn chi phí sửa chữa, về dung lượng thì bạn nên có tối thiểu 32gb RAM vì gần như đây là số RAM tối thiểu hiện giờ để làm việc tốt trên máy. Tuy nhiên, bạn nên có tầm 64gb đến 128gb RAM với số bus RAM cao để đạt được tốc độ tốt nhất, lưu ý nhỏ là nên chọn bus RAM mà mainboard của bạn có thể hỗ trợ nè.
 
– Nếu lúc trước chúng ta chỉ cần quan tâm về CPU, chỉ cần đập vào CPU càng mạnh càng tốt, thì ngày nay với sự phát triển không ngừng thì VGA cũng là một thứ giúp chúng ta làm việc mượt mà hơn cũng như Render tốt hơn. Nhưng, đáng tiếc thay giá của VGA bây giờ đang rất là cao nên chúng ta có thể lựa chọn những chiếc VGA vừa đủ với lượng VRAM nhiều kết hợp với CUDA Cores cao cũng sẽ phần nào đó giúp chúng ta làm việc tốt. Dù sao, mong là giá VGA sẽ hạ nhiệt để chúng ta đều có cơ hội sở hữu những chiếc VGA tốt hơn.
Bên cạnh những công cụ phục vụ cho việc vận hành simulation thì còn một cũng quan trọng không kém là thứ giúp ta lưu trữ, để có thể đọc – ghi dữ liệu nhanh thì ta nên chọn những chiếc SSD có dung lượng lưu trữ cao hoặc có điều kiện hơn nữa thì bạn cũng nên sắm cho Workstation 1 bộ server NAS tốt và tuỳ theo ví tiền của bạn.
Nếu không thể có lựa chọn cho những ổ cứng cao cấp, bạn có chọn những chiếc SDD có dung lượng tầm trung sử dụng linh hoạt với những chiếc HDD Raid với giá tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tốc độ đọc – ghi của HDD sẽ không tốt như SSD nhé.
 
– Màn hình sẽ là thứ tiếp theo ta quan tâm đến, với công việc gọi là thiết kế đồ hoạ thì việc thể hiện màu sắc tốt rất quan trọng, bạn nên chọn sử dụng các loại màn hình có tấm nền IPS để thể hiện màu sắc tốt nhất, nếu được thì có thể chọn thêm màn có HDR để thể hiện màu sáng và tối tốt nhất. Lưu ý cực kì quan trọng cho phần này là không nên chọn các màn cong, vì màn cong sẽ rất dễ bị hở sáng ở các góc khiến việc sử dụng màu sắc không được chính xác nữa.
Bài học nhập môn nhẹ nhàng đến đây là hết rồi, hẹn gặp các bạn vào những bài học tiếp theo với những thứ chuyên sâu hơn nha.
 

About the Author

Leave a Reply

Your email address will not be published.

7 + 4 =

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Learn more about [your subject]. Start Now!